Người trưởng thành sẽ có đủ 32
chiếc răng, và 4 chiếc răng mọc cuối cùng trong hàm răng chính là răng khôn. Vì
không đủ chỗ để mọc một cách bình thường nên khi mọc nó khiến bạn cảm thấy cực
đau, thậm chí đau đến phát sốt. Do răng khôn ở trong cùng của hàm nên rất khó vệ
sinh, thức ăn và vi khuẩn dễ dàng tích tụ. Nếu không vệ sinh thường xuyên, có
thể dẫn đến sâu răng, răng bị viêm nhiễm, gây hôi miệng.
Răng khôn là răng nằm phía trong
cùng của hai hàm răng ở người trưởng thành, là chiếc răng cối lớn thứ 3 trong
cùng cung hàm. Thông thường, răng khôn mọc sẽ gây đau, sốt cho người bệnh,
trong trường hợp răng mọc lệch sẽ khiến người bệnh mắc các bệnh răng hàm mặt
khác. Khi đó, cần phải nhổ chiếc răng khôn này.
Làm gì trước khi nhổ răng khôn
Trước khi nhổ răng khôn, bạn nên làm
các xét nghiệm máu, chụp X-quang theo chỉ định trước, trình bày bệnh lý cũng
như các loại thuốc đang sử dụng cho bác sĩ nha khoa thẩm mỹ biết. Trước ngày nhổ
răng nên nghỉ ngơi, ngủ sớm, tránh các chất kích thích như bia, rượu thuốc lá… lấy
cao răng và vệ sinh răng miệng thật tốt để tránh nhiễm trùng. Nên thực hiện nhổ
răng vào buổi sáng, và ăn sáng đầy đủ. Giữ tâm lý thoải mái, không nên căng thẳng
và lo sợ. Bệnh nhân dưới 18 tuổi và trên 60 tuổi nên có người nhà đi cùng.
Lưu ý sau khi nhổ răng khôn
Sau nhổ răng khôn, bạn cần làm
theo đúng như chỉ dẫn của bác sĩ, uống thuốc đầy đủ để răng miệng được hồi phục
nhanh chóng. Ngoài ra, sau khi nhổ răng, sẽ có các hiện tượng sau sảy ra:
- Sưng: Là đáp ứng viêm của cơ thể
với sang chấn khi nhổ răng, sưng ít hay nhiều phụ thuộc vào mức độ can thiệp và
cơ địa mỗi người. Tình trạng sưng thường sảy ra khoảng 2 ngày đầu sau khi nhổ
răng và giảm dần sau đó. Để giảm bớt tình trạng sưng, bạn nên uống thuốc theo
toa và chườm lạnh vào chỗ sưng trong khoảng 15 phút, làm nhiều lần trong ngày đầu
tiên và chườm nóng vào chỗ sưng vào ngày thứ hai sau nhổ răng.
- Đau: Xảy ra khi thuốc tê hết
tác dụng, phần lớn phụ thuộc vào ngưỡng đau của mỗi người và mức độ can thiệp.
Thường sảy ra trong 3 ngày đầu và giảm dần. Để giảm đau, bệnh nhân nên uống thuốc
theo toa, các biện pháp làm giảm sưng cũng làm giảm đau.
- Sốt: Ngày đầu sau nhổ răng, bệnh
nhân sẽ sốt nhẹ, nhưng đừng lo lắng, nó chỉ là phản ứng thông thường của cơ thể
không phải do nhiễm trùng. Sốt thông thường sẽ không kéo dài quá ngày thứ hai.
- Chảy máu: Cắn chặt bông gòn
trên ổ răng sau nhổ 30 phút để giúp cầm máu, nếu máu tiếp tục chảy thì cắn thêm
gạc cho đến khi máu ngừng hắn. Một số trường hợp, máu sẽ xuất hiện cùng nước bọt,
khiến nước bọt có màu hồng nhạt sau 1 , 2 ngày sau nhổ răng. Bệnh nhân cần tuân
thủ các biện pháp duy trì cục máu đông như không súc miệng mạnh, khạc nhổ mạnh
trong vòng 6 giờ sau nhổ răng, không dùng nước muối xúc miệng, đưa lưỡi hoặc vật
lạ vào để thăm dò, ăn nhai bên phần hàm không có răng nhổ, vệ sinh răng miệng
nhẹ nhàng tại ổ răng, ăn thức ăn mềm, nguội trong 24 giờ sau nhổ răng.
Một lưu ý nhỏ sau khi nhổ răng đó là, nếu thấy các hiện tượng trên kéo
dài, không dứt, và có xu hướng trầm trọng hơn thì bạn nên đến khám tại nha khoa
thực hiện nhổ răng nhé!